Thì quá khứ đơn dùng để diễn tả hành động sự vật xác định trong quá khứ hoặc vừa mới kết thúc.
Cấu trúc tổng quát
Chủ ngữ + V ( Was / Were, V-ed hoặc động từ bất quy tắc cột 2) +...
A. Cách chia động từ cho thì quá khứ đơn
Khi chia động từ ở thì quá khứ đơn, chúng ta hãy tập phân biệt chúng thành 3 nhóm sau: động từ Tobe, động từ thường và các động từ khiếm khuyết.
I. Động từ Tobe với thì quá khứ đơn
1. Thể khẳng định của động từ tobe
Chủ ngữ (S) + Be (Was/were) + Complements
Động từ Tobe khi chia ở thì này thì có 2 loại tùy theo chủ ngữ của câu:
Be = > Was khi Chủ ngữ là I, She, He, It, Danh từ số ít, danh từ không đếm được.
Ví dụ:
She was with me last night.
I was a student.
Be = > Were khi Chủ ngữ là You, We, They, Danh từ số nhiều.
Ví dụ:
They were happy to see you at the party.
Students were in class and stayed quiet.
2. Thể nghi vấn của động từ Tobe.
Tobe là động từ đặc biệt nên nó tự nó cũng thành lập được câu hỏi bằng cách đưa nó lên đứng ở đầu câu đối với câu hỏi dạng trả lời ngắn (Yes or No) hoặc trước chủ ngữ và sau từ để hỏi (Question words) đối với câu hỏi yêu cầu bổ sung thông tin mới.
Ví dụ:
Were they happy to see you at the party?
Was she with you last night?
3. Thể phủ định:
Với động từ này chúng ta chỉ việc thêm NOT vào phía sau TOBE mà không phải thêm bất cứ từ gì khác
They were not happy to see you at the party?
She was not with you last night?
4. Dạng rút gọn:
(Contraction form)
Were not = weren't => /wɜːnt/
Was not = wasn't => /ˈwʌznt/
II. Cách chia thì quá khứ đơn với động từ thường(Ordiary verbs)
Động từ thường tức là nó không có khả năng thành lập thể nghi vấn, phủ định mà phải nhờ đến động từ trợ giúp (Helping verbs)
Động từ thường có thể là động từ hợp quy tắc (Regular verbs) hoặc động từ bất quy tắc (Irregular verbs)
Đối với động từ hợp quy tắc thì ta chỉ cần học cách thêm ED cho động từ thôi
1. Quy tắc thêm ED cho động từ:
Quy tắc này cũng áp dụng cho các thì hoàn thành khác nhé.
1.1. Động từ không tận cùng bằng E: Thêm ED vào cuối các động từ này
VD:
play – played
look – looked
plow – plowed
Tax – Taxed
1.2. Các động từ tận cùng bằng E thì chỉ thêm "d"
ví dụ:
hope – hoped
die – died
1.3. Nhân đôi phụ âm trước khi thêm ED:
- Nếu là động từ 1 vần (one-syllable words) có 1 phụ âm ở cuối thì phải gấp đôi phụ âm đó trước khi thêm ED
ví dụ:
stop – stopped /stɑːpt/
hug – hugged /hʌɡd/
Chú ý: Động từ sau chỉ có 1 vần nhưng có 2 phụ âm (Nhiều nhất là 3) ở cuối nên chỉ việc thêm ED nhé
Climb -> Climbed (2 phụ âm cuối) -> /klaɪmd/
Comb -> Combed (2 phụ âm cuối) -> /kəʊmd/
Prompt -> Prompted (3 phụ âm cuối), tiếng anh chỉ có 1 động từ này có 3 phụ âm cuối trong 1 vần thôi nhé.
- Đối với động từ 2 vần trở lên nếu dấu nhấn rơi vào vần cuối thì phải nhân đôi phụ âm trước khi thêm ED. (Nếu không có phụ âm ở cuối thì khỏi phải nhân đôi nhé)
prefer – preferred (Trọng âm nhấn ở vần cuối)
permit – permitted (Trọng âm nhấn ở vần cuối)
Open -> Opened (Trọng âm nhấn ở vần thứ nhất)
1.4. Chuyển "y" thành "i" và thêm ED: Khi động từ có vần cuối có dạng phụ âm + Y, thì đổi "y" thành "i" rồi thêm ED
ví dụ:
carry – carried
try – tried
2. Với các động từ bất quy tắc,
thì ta tham chiếu dạng quá khứ của động từ đó ở cột V2 trong Bảng động từ bất quy tắc nhé
Ví dụ:
V1 (nguyên mẫu) V2 V3
go – went – gone
buy – bought – bought
catch – caught – caught
Bên trên chúng ta đã học được cách chuyển các động từ thường phù hợp trong câu ở thì quá khứ đơn, bây giờ chúng ta học 3 thể câu cơ bản của động từ thường ở thì quá khứ đơn nhé:
- Câu khẳng định: Yesterday I went to the supermarket and bought a lot of things.
- Câu nghi vấn: Đối với thể nghi vấn, với động từ thường thì chúng ta phải mượn trợ động từ DID như sau:
Did you go to the supermarket yesterday?
What did you do yesterday?
Note: Khi đã dùng từ DID trong câu rồi thì động từ chính phải đưa về nguyên mẫu nhé
- Câu phủ định: Tương tự thể nghi vấn, ta mượn động DID + NOT để thành lập thể phủ định
I did not go to the market yesterday.
Did not = didn't
3. Cách đọc động từ sau khi thêm ED
Ngoài thành phần chính của động từ, thì phần vị "ed" khi được thêm vào có ba cách đọc sau: /d/, /t/, /id/
- Các động từ tận cùng bằng t và d thì "ed" sẽ phát âm là /id/
ví dụ:
Wanted -> / wɑːntid /
ended -> /endid /
- Các động từ tận cùng bằng phụ âm điếc (Voiced sounds) th (as in /θ/), p, f, ph, gh, Sh, Ch, k thì "ed" sẽ phát âm là /t/
ví dụ:
Laughed -> / lɑːft / or / læft /
ended -> /endid /
Watched -> / wɑːtʃt/
- Các động từ tận cùng bằng các âm còn lại thì "ed" sẽ phát âm là /d/
ví dụ:
Loved -> / lʌvd /
smiled -> / smaild /
III. Đối với động từ khiếm khuyết (Modal Verbs)
Đối với động từ khiếm khuyết có một số biến đổi nhất khi dùng ở thì quá khứ đơn
S + modal verbs + main verb (Nguyên mẫu không có TO) + ...
Can -> Could
May -> Might
Will -> Could
Shall -> Should
I could come early but I did not.
B. Các mẫu câu với động từ thường
1. Khẳng định
S + V-ed + O
S + động từ bất quy tắc ở cột 2 + O
Ở thể khẳng định động từ phải thêm ED hoặc động từ ở cột V2, thì để thành lập thể nghi vấn và phủ định cho thì quá khứ đơn động từ hỗ trợ là Did.
2. Phủ định
S + did not (didn't) + V + O
ví dụ:
I didn't go to English Club lastnight/
3. Nghi vấn
* Câu hỏi dạng Yes/No
Did + S + V + O?
Did you go out last night?
* Câu trả lời:
Yes, S + did.
No, S + didn't / did not/.
* Câu hỏi lấy thông tin
Wh + did + S + V + O?
What did you do lastnight?
C. Các cách dùng cụ thể của thì quá khứ đơn
1. Diễn tả một hành động đã kết thúc trong quá khứ và có thời gian xác định cụ thể.
Dấu hiệu để xác định thời gian là các trạng từ chỉ thời gian sau đây:
- last + thời gian (week, month, year, summer,...)
- khoảng thời gian (one day, two weeks, three month,...) + ago
- in + thời gian trong quá khứ
ví dụ:
She went to Paris last summer
I started learning English three years ago.
She moved here in 2000.
2. Diễn tả một hành động đã xảy ra trong một khoảng thời gian ở quá khứ và đã hoàn tất
Các cụm từ đi cùng:
- for + khoảng thời gian (for five years,...)
- from ... to....
ví dụ:
He worked for this company for two years. (Bây giờ anh ấy đã làm việc cho công ty khác rồi)
I studied at this university from 2001 to 2005.
3. Diễn tả một hành động được lập đi lặp lại hoặc xảy ra thường xuyên trong quá khứ và bây giờ không xảy ra nữa
Các trạng từ tần suất thường sử dụng trọng trường hợp này: always, usually, often, Kết hợp vơi các cấu trúc sau:
- When I was young; When I was a child; When I lived there; ...
ví dụ:
When I was a student, I always carried an umbrella to class.
When she was young, she often went swimming after school.
=> Cách dùng này giống với cấu trúc Used to (Đã từng làm gì đó).
4. Diễn tả một loạt hành động xảy ra kế tiếp nhau trong quá khứ
ví dụ:
When I saw a spaceship, I stopped my car.
She drove into the car-park, got out of the car, locked the door and walked toward the theatre.
5. Diễn tả hành động chen ngan vào hành động khác đang diễn ra ở quá khứ. Hay nói cách khác là thì quá khứ đơn dùng kết hợp với thì quá khứ tiếp diễn.
Các từ thường sử dụng trong trường hợp này: when, while, as
When I was reading a book, my friends called me.
While my mother was doing the cooking, my father went in.